Đã hiện hữu BlackBerry Classic tại Việt Nam

20:50 |

Chỉ sau một ngày khi được nhà sản xuất cho ra mắt trước thế giới thì BlackBerry Classic đã hiện hữu tại Việt Nam nhưng không treo giá bán.

Nói cho chính xác thì chiếc BlackBerry Classic này chỉ xuất hiện dạng đơn lẻ tại nước ta, kiểu như tìm được một mẫu để trên tay đánh giá là chính, những đợt hàng nhập về với mục đích kinh doanh vẫn chưa thể có được. Dù là gì đi nữa thì sự xuất hiện của BlackBerry Classic tại Việt Nam cũng khiến nhiều người chú ý và tò mò muốn tận tay sử dụng thử.

Mẫu tin này đã được lan truyền trên mạng nhanh chóng mà cụ thể như bài BlackBerry Classic xuất hiện tại VN một ngày sau khi ra mắt của Số Hóa đã viết như sau:

Chiếc smartphone mới nhất của BlackBerry bất ngờ xuất hiện tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có giá bán sản phẩm.

BlackBerry Classic có thiết kế nguyên khối với viền kim loại chắc chắn và phần nắp lưng bằng nhựa sần được bo tròn giúp ôm sát lòng bàn tay. Người dùng có thể dễ dàng sử dụng máy bằng một tay để thao tác trên cả bàn phím cứng và màn hình cảm ứng.

BlackBerry Classic xuất hiện tại VN chỉ một ngày sau khi được giới thiệu. Ảnh: Huy Đức.

Classic có màn hình vuông kích thước 3,5 inch độ phân giải HD 720 x 720 pixel nhỏ hơn nhiều Passport, nhưng có chất lượng hiển thị tốt hơn nhiều so với model Q10 trước đây. Màu sắc được thể hiện một các trung thực, cảm ứng trên Classic cũng hoạt động mượt mà tương tự như trên Passport.

Điểm nhấn quan trọng nhất trên BlackBerry Classic là hệ thống bàn phím cứng tương tự như trên model Bold 9900. Khác với Q10, Q5 hay mới đây là Passport, những model cũng dùng hệ điều hành BB10, BlackBerry đã đem dãy phím chức năng trở lại Classic. Không cảm ứng như Passport, nhưng với phím điều hướng cảm ứng người dùng có trải nghiệm tương tự khi duyệt web, duyệt danh sách nội dung.

Ngoài ra, Classic còn là chiếc BlackBerry 10 đầu tiên đem trở lại khả năng sử dụng phím tắt trên bàn phím QWERTY, ưu điểm trên các mẫu BlackBerry truyền thống. Ví dụ, người dùng có thể nhấn và giữ B để vào trình duyệt, C để soạn tin nhắn... ngay từ màn hình chủ hay R đề trả lời thư, L để trả lời thư cho tất cả mọi người ... trong quản lý Hub... Các phím nghe gọi, menu, back cũng hỗ trợ nhiều chức năng mở rộng hơn.

Mặc dù có cấu hình ko cao khi chỉ được trang bị chip vi xử lý lõi kép tốc độ 1,5 GHz, RAM 2GB nhưng Classic vẫn thực thi tốt các tác vụ mà không gặp tình trạng giật lag.

Camera sau độ phân giải 8 megapixel của BlackBerry Classic cho chất lượng hình chụp đẹp, hình ảnh sắc nét và tốc độ lấy nét nhanh và chính xác hơn tuy nhiên màu sắc trên hình rực hơn so với thực tế bên ngoài.

Theo như ý kiến của nhiều độc giả thì đa phần sẽ sẵn sàng mua chú dế này về dùng dù còn vài người có ý định chờ đến khi máy giảm giá xuống nhiều rồi mới mua, cộng đồng người dùng BlackBerry vẫn rất lớn dù sau nhiều tháng năm dòng điện thoại này bị rơi vào vòng ảm đảm, sự vực dậy gần đây của thương hiệu này cũng là một phần nguyên do khiến phản ứng của thị trường đối với BlackBerry Classic lại tích cực đến vậy.

Tuệ Đồng

Thị trường đồ uống Việt Nam hấp dẫn giới kinh doanh nước ngoài

18:58 |

Theo tình hình cho thấy trong vài năm gần đây thị trường đồ uống Việt Nam đang hấp dẫn giới kinh doanh nước ngoài khi nhiều đại gia ngoại tỏ ý chiếm hữu lượng lớn cổ phần của vài công ty nước giải khát.

Cụ thể là các công ty bia có thương hiệu lâu năm tại Việt Nam như Sài Gòn, 333,...đang chiếm lĩnh một phần thị trường đồ uống đáng kể, thậm chí phải gọi là rất lớn. Mới đây một đại gia kinh doanh người Thái Lan đã xúc tiến rất mạnh hoạt động mua lại nhiều cổ phần các công ty kể trên của nước ta. Theo như vài người trong ngành này nói thì vị đại gia người Thái kia có thể đưa được thương hiệu bia Việt ra quốc tế và cũng dùng chúng làm bàn đạp đưa các sản phẩm nước giải khát cao cấp của họ vào thị trường nước ta.

Cụ thể hơn thì trong bài Đại gia Thái Lan thèm khát thị trường đồ uống Việt Nam của VnExpress đăng tải có nội dung như sau:

Những thương hiệu lớn trong ngành đồ uống của Việt Nam đang là mục tiêu mà các nhà đầu tư ngoại muốn chiếm hữu.

Theo Tổ chức Business Monitor International (BMI), nhóm đồ uống và thực phẩm của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hằng năm 9,43%, trong đó doanh thu đồ uống có gas tăng 6,9%. Thứ trưởng Công Thương Hồ Thị Kim Thoa nhận định triển vọng của ngành này rất sáng sủa do đồ uống là mặt hàng không thể thiếu trong tiêu dùng hằng ngày. Dự báo doanh số vào năm 2016 sẽ tăng trưởng ở mức 2 con số.

Đây là lý do khiến nhiều đại gia ngoại theo nhau để mắt tới các công ty đồ uống Việt Nam. Gần đây nhất, ThaiBev - công ty của tỷ phú giàu thứ 3 Thái Lan tiết lộ ý định sở hữu lượng lớn cổ phần tại Công ty Rượu bia nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Trước đó họ đã có buổi gặp với Chính phủ Việt Nam và đề xuất mong muốn mua cổ phần Sabeco. ThaiBev định giá Sabeco ở mức 2 tỷ USD.

Công ty của tỷ phú giàu thứ 3 Thái Lan đang mong muốn sở hữu bia Sài Gòn. Ảnh: WS

Sabeco đang có kế hoạch thành lập hội đồng tái cấu trúc công ty và bán tối đa 53% cổ phần cho một hoặc vài nhà đầu tư chiến lược. Chính phủ hiện sở hữu 89% công ty này. Trao đổi với VnExpress, ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sabeco cho biết đã nhận được xuất này nhưng quyền quyết định cuối cùng thuộc về Bộ Công Thương.

“ThaiBev định giá Sabeco 2 tỷ USD chưa sát với thực tế. Giá trị của công ty cao hơn thế", ông Tuất khẳng định.

Theo hãng nghiên cứu Euromonitor, Sabeco hiện chiếm lĩnh 46% thị trường bia Việt Nam với nhiều thương hiệu như 333 hay Bia Sài Sòn. Báo cáo tài chính 6 tháng của Sabeco cho thấy, hãng đã bán được 649,8 triệu lít bia trong nửa đầu năm, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu nửa đầu năm tăng 6% so với năm ngoái lên 14.300 tỷ đồng (680 triệu USD).

Năm 2014, Tổng công ty đặt mục tiêu doanh thu 29.322 tỷ đồng, tăng 3%, còn lãi trước thuế 3.672 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khá nhiều tên tuổi đình đám một thời trên thị trường bia Việt Nam cũng đã thuộc sở hữu của nhà đầu tư ngoại. Cuối năm 2011, hãng bia Carlsberg (Đan Mạch) mua toàn bộ Huda Beer (bia Huế). Carlsberg cũng đang sở hữu 55% nhà máy bia tại Bà Rịa-Vũng Tàu có công suất 50 triệu lít một năm. Trong liên doanh Nhà máy bia Đông Nam Á (Halida) với Công ty bia Việt Hà, Carlsberg sở hữu 60% và thêm 30% trong liên doanh với Công ty bia Hạ Long. Với Habeco, Carlsberg đang sở hữu 17,23% vốn điều lệ nhưng đang đề xuất tăng phần vốn nắm giữ lên 30%...

"Chính những tỷ lệ sở hữu này cũng gây áp lực lớn cho Bia Sài Gòn khiến 2 năm gần đây thị phần của Sabeco sụt giảm từ 46% xuống 44% trong 2013", một chuyên gia chứng khoán ở TP HCM phân tích.

Không chỉ nhắm tới Sabeco, tỷ phú giàu thứ ba Thái Lan còn muốn sở hữu số lượng lớn cổ phần tại công ty sữa hàng đầu của Việt Nam là Vinamilk. Công ty F&N Dairy Investments Pte Ltd của đại gia này đã hoàn tất thương vụ mua 15 triệu cổ phiếu VNM hôm 21/8. Tính thêm số cổ phiếu thưởng chốt ngày 13/8, đơn vị này hiện sở hữu 110,4 triệu cổ phiếu VNM, tương đương 11,04% vốn điều lệ. Tính chung 6 phiên giao dịch vừa qua, giá bình quân mỗi cổ phiếu VNM đạt 113.000 đồng. Sau thương vụ nói trên, công ty đã trở thành cổ đông lớn thứ hai của Vinamilk sau Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Ông Trần Bảo Minh, chuyên gia marketing ngành hàng tiêu dùng cho rằng, tại Việt Nam, Sabeco và Vinamilk đều là 2 công ty đứng đầu nhóm ngành của họ, cho nên việc các nhà đầu tư ngoại nhắm vào những đối tượng này là cơ hội giúp tiếp cận thị trường Việt nhanh nhất.

Tuy nhiên, chỉ khi tỷ lệ sở hữu trên 50% họ mới có thể bắt đầu chi phối và thực hiện triển khai các quyết định lớn. Vì vậy, khi nhắm tới Sabeco họ cũng muốn có trong tay lượng lớn cổ phần chứ không chỉ vài phần trăm. Còn riêng Vinamilk, trong tương lai tỷ lệ sở hữu của đại gia này tại đây có thể sẽ được nâng lên.

"ThaiBev là tập đoàn sử dụng nhiều chuyên gia cao cấp của các tổ chức đa quốc gia nên họ quốc tế hóa thương hiệu rất nhanh. Nếu Bia Sài Gòn dưới sự điều hành của ông chủ này, nhãn hiệu bia của Việt Nam có thể vươn ra thế giới nhanh hơn. Ngược lại, đại gia Thái Lan sẽ có thêm bàn đỡ để từng bước đưa sản phẩm ở phân khúc cao cấp của họ tới người tiêu dùng Việt, cái mà doanh nghiệp trong nước chưa đạt được", ông Minh nói thêm.

Chuyên gia marketing kỳ cựu này nhận định, thị trường đồ uống Việt Nam không chỉ cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, mà còn thanh lọc đào thải nhanh chóng nếu các thương hiệu Việt không tự làm mới, tạo uy tín và củng cố chất lượng.

Quả thật thì các thương hiệu bia của Việt Nam tuy có chỗ đứng vững chắc ở trong nước nhưng chẳng có vẻ gì là sẽ tiến xa hơn, trong khi nhiều thương hiệu bia của nước ngoài đang liên tục xâm nhập thị trường Việt, sự bứt phá đáng kể dành cho nhà kinh doanh mặt hàng này trong nước không được cao, chưa rõ nếu các đại gia nước ngoài mua được những công ty đồ uống lớn trong nước ta thì tình hình sau đó sẽ thế nào, còn quá sớm để nói.

Tuệ Đồng

Nhật và Việt Nam lại mổ xẻ tiêu cực ODA đường sắt

11:33 |

Hôm nay Nhật và Việt Nam tiếp tục thảo luận và mổ xẻ vấn đề tiêu cực tham nhũng vốn ODA dành cho ngành đường sắt.

Chắc vấn đề này cũng chẳng xa lạ gì với những ai hay theo dõi tin tức vì chuyện Nhật Bản đột ngột ngừng cho giải ngân vốn ODA cách đây không lâu là rất rầm rộ và cũng đã được truyền thông Việt Nam đưa tin khá rộng rãi, nghe thật buồn khi nước bạn đã giúp đỡ và ủng hộ nước ta rất nhiều vậy mà những ung nhọt trong ngành đường sắt lại ăn tàn phá hại đi tham nhũng mà không kiêng nể hay quan tâm gì đến thể diện quốc gia, có chức quyền địa vị còn làm thế thì nước ngoài họ còn coi ra gì?

Chuyện tiêu cực tham nhũng vốn vay ODA trong ngành đường sắt Việt Nam đang nổi cộm và xấu hình ảnh quốc gia lẫn nguy hại đến tương lai con em sau này phải gồng mình lên trả nợ ODA này.

Dẫu sao thì các quan chức cấp cao của Việt Nam cũng đã tham dự xử lý việc tiêu cực muối mặt này và blog tin tức Lưu Trợ xin được trích dẫn lại nội dung bài Việt - Nhật tiếp tục đối thoại về phòng ngừa tham nhũng ODA mà VnExpress đã đăng vào hôm nay như sau:

Quan chức cấp cao hai nước nhóm họp sáng nay tại Hà Nội, tròn 3 tuần sau tuyên bố ngừng giải ngân ODA cho dự án đường sắt tiêu cực.

Sáng nay, lãnh đạo Bộ Kế hoạch & Đầu tư có buổi gặp với Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam - ông Hideo Suzuki về biện pháp phòng ngừa tiêu cực tham nhũng trong các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển (ODA).

Đây là cuộc họp thứ hai kể từ khi phía Nhật tuyên bố tạm ngừng giải ngân ODA cho dự án mà Công ty tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) thừa nhận đưa hối hộ để trúng thầu. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định sự việc đã "gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sử dụng ODA giữa Việt Nam - Nhật Bản", đặc biệt trong bối cảnh Nhật Bản là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam và hai nước vừa kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao và 20 năm Nhật Bản nối lại viện trợ.

Tại cuộc họp, lãnh đạo hai nước cùng đại diện địa phương trao đổi, kiểm điểm các biện pháp phòng ngừa và đưa ra giải pháp phòng chống tham nhũng mới, áp dụng cho tất cả các dự án ODA của Nhật Bản tại Việt Nam. "Chúng tôi sẽ thống nhất những giải pháp chống tham nhũng trong sử dụng ODA và phát huy mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước trong thời gian tới", Thứ trưởng cho biết.

Ông Hideo Suzuki cũng hy vọng hai nước sẽ tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho sự việc liên quan đến nhà thầu JTC, tập trung tìm hiểu và đưa ra những giải pháp tránh sự việc tương tự có thể xảy ra.

"Phía Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc để ngăn chặn những sự việc tương tự xảy ra, như thành lập tổ công tác riêng để xử lý. Chúng tôi hy vọng nghe được những biện pháp cụ thể để phòng ngừa tham nhũng", ông Suzuki nói.

Nghi vấn phía JTC hối lộ một số công chức Việt Nam được công bố từ cuối tháng 3/2014, sau khi Chủ tịch của JTC thừa nhận hối lộ 66 triệu yen để đổi lại việc trúng thầu dự án ODA. 6 quan chức ngành đường sắt đã bị điều tra vì nghi ngờ liên quan đến vụ việc. Bộ Giao thông vận tải đã thành lập tổ công tác đặc biệt vài đối thoại với phía Nhật Bản.

Trao đổi với VnExpress.net đầu tháng 6, khi phía Nhật tuyên bố dừng giải ngân, ông Nguyễn Xuân Tiến - Vụ Phó Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) hy vọng trong tháng 6 hai bên sẽ tiếp tục làm việc để xử lý những nghiêm minh vụ việc, tạo điều kiện cho việc giải ngân ODA trở lại bình thường.

Trong hơn 5 năm qua, đây là lần thứ hai Nhật Bản tuyên bố tạm dừng giải ngân vốn ODA cho Việt Nam, sau sự vụ Công ty Tư vấn Nhật PCI nhận tội hối lộ quan chức của Sở Giao thông Vận tải TP HCM Huỳnh Ngọc Sĩ. Trước đó, Đan Mạch cũng dừng 3 dự án ODA tại Việt Nam vì nghi có tiêu cực, song đại sứ Đan Mạnh cho biết việc giải ngân đã trở lại bình thường sau khi hai bên đối thoại thẳng thắn và rút kinh nghiệm.

Nhật Bản hiện là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam với hơn 20 tỷ USD vốn cam kết viện trợ. Trong năm 2013, quốc gia này cũng là nhà tài trợ giải ngân lớn nhất với 1,7 tỷ USD, xếp trên Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Tuy tại các thành phố lớn của Việt Nam hiện nay thấy phát triển khá phồn thịnh và xa hoa lấp lánh, nhưng thực tế thì nước ta còn vẫn rất nghèo, nhiều thứ xây dựng nên hoành tráng cũng phải vay nợ nước khác để làm cơ sở phát triển, có lẽ những con sâu tham nhũng đang sống phè phỡn kia không đếm xỉa gì đến khó khăn này của quốc gia chăng?

Tuệ Đồng

Vận động thêm Na Uy quan tâm công bình biển Đông

11:03 |

Ngày càng nhiều quốc gia theo dõi diễn biến tranh chấp chủ quyền tại biển Đông và bây giờ tới Na Uy cũng đã quan tâm.

Nói rằng quan chức nước mình đã vận động các thành viên quan trọng của quốc hội Na Uy quan tâm đến vấn đề biển Đông cũng không phải sai khi mới đây đại sứ Việt Nam tại Na Uy đã gặp và thông báo tình hình Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông tới các quan chức quan trọng của Na Uy, và cố gắng này đã được đáp lời.

Để hiểu rõ hơn, blog tin tức Lưu trợ đã lưu giữ lại nội dung bài Na Uy quan tâm diễn biến Biển Đông của VnExpress vừa đăng trong hôm nay với nội dung như sau:

Một quan chức hàng đầu trong quốc hội Na Uy bày tỏ sự quan tâm đối với tình hình Biển Đông, sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Bà Lê Thị Tuyết Mai, Đại sứ Việt Nam hôm 20/6 gặp làm việc với bà Anniken Huitfeldt, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Quốc hội Na Uy, tại trụ sở quốc hội nước này.

Bà Anniken Huitfeldt, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Quốc hội Na Uy.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, tại cuộc gặp, bà Mai thông báo với ủy ban về việc Trung Quốc từ ngày 2/5 đưa và đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặcg hộ tống gồm hà quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Nước này còn đem theo lực lượnng trăm tàu chấp pháp, tàu chiến, máy bay quân sự.

Đại sứ Việt Nam nêu rõ việc làm sai trái của Trung Quốc và chủ trương của Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc sớm rút giàn khoan và lực lượng hộ tống, cùng Việt Nam đối thoại tìm giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Trung Quốc là một thành viên, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Bắc Kinh đã ký với các nước ASEAN năm 2002 (DOC).

Tiếp đó, đại sứ Việt Nam trao thư của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (UBĐNQH) Việt Nam Trần Văn Hằng gửi bà Huitfeldt, đề nghị bà chuyển tới các nghị sĩ Quốc hội Na Uy thông cáo của Quốc hội Việt Nam về việc làm sai trái của phía Trung Quốc.

Ông Hằng đề nghị quốc hội Na Uy cùng quốc hội các nước trên thế giới, với tinh thần công tâm, khách quan, đồng hành cùng quốc hội và nhân dân Việt Nam lên tiếng bảo vệ chính nghĩa và lẽ phải của Việt Nam, tôn trọng và bảo vệ giá trị của luật pháp quốc tế, yêu cầu Trung Quốc đình chỉ những việc làm sai phạm, rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 và lực lượng hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Bà Huitfeldt cám ơn đại sứ Mai thông báo tình hình, bày tỏ quan tâm về tình hình vụ việc và khẳng định luật pháp quốc tế phải là cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc tế hiện nay, đặc biệt là tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Bà cũng hứa sẽ chuyển đề nghị của ông Hằng tới các nghị sĩ Quốc hội Na Uy.

Trong một góc nhìn nào đó thì nước ta đang phổ cập rộng rãi đến các quốc gia trên thế giới tình hình biển Đông, cho họ thấy sự thực là thế nào để biết rõ ai sai ai đúng và từ đó các nước tiến bộ sẽ ủng hộ Việt Nam bởi ta đang đứng về bên chính nghĩa và tuân thủ luật pháp quốc tế, nên nói theo góc nhìn khác cũng có thể bảo Việt Nam đang tìm kiếm thêm sự ủng hộ của quốc tế, tất cả đều đúng và hợp lý!

Tuệ Đồng