Gấp rút tuyển phi công cho tàu sân bay Trung Quốc

21:14 |

Theo thông tin ghi nhận được, hiện tại Trung Quốc đang tiến hành những đợt tuyển dụng rất gấp rút với nội dung đăng tải thì rõ là đang xây dựng đội chiến đấu cơ cho tàu sân bay.

Thông tin này được chính phía Trung Quốc trả lời phỏng vấn của giới truyền thông nước ngoài, có vẻ như chính quyền nước này muốn nói với thế giới rằng họ đang rất coi trọng và nhanh chóng xây dựng lực lượng cần thiết để vận hành tàu sân bay mà Trung Quốc vừa đóng lại xong cách đây không lâu.

Chi tiết hơn một chút về tin tức này thì chúng ta có thể đọc qua bài Trung Quốc ráo riết tuyển phi công trên tàu sân bay được VnExpress đăng tải với nội dung như sau:

Lực lượng hải quân Trung Quốc vừa công bố sẽ tập trung tuyển chọn các phi công có khả năng hoạt động trên các chiến đấu cơ xuất phát từ tàu sân bay.

Trung Quốc muốn tăng số lượng phi công trên tàu sân bay để củng cố khả năng chiến đấu. Ảnh: Chinese Defence

Theo CCTV, Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) mới khởi động chương trình tuyển mộ phi công cho năm 2015, dự kiến tỷ lệ 5% và tập trung vào chọn các phi công chuyên hoạt động trên tàu sân bay.

"Chúng tôi mở rộng quy mô tuyển dụng, chú ý tới khả năng lái máy bay trên tàu, đưa ra hệ thống tuyển chọn tâm lý dành cho các học viên và kết hợp kiểm tra trình độ văn hóa trong đợt sơ tuyển", Zhu Jianfeng, Phó giám đốc Văn phòng tuyển dụng phi công của PLAN cho biết những thay đổi mới trong chương trình của họ năm nay.

Tuyển dụng của PLAN gồm ba giai đoạn, tuyển chọn sơ bộ, kiểm tra toàn diện và tuyển chọn cuối cùng. Giai đoạn đầu diễn ra trong tháng 10 và 11 năm nay, đợt hai trong các tháng 2-5/2015 và giai đoạn cuối thực hiện sau khi có kết quả thi vào các trường đại học quốc gia.

CCTV đánh giá với sự phát triển liên tục của tàu sân bay, Trung Quốc cần có một lực lượng phi công xuất sắc để xác lập khả năng chiến đấu của các tàu sân bay.

Hiện Trung Quốc có một tàu sân bay Liêu Ninh. Bắc Kinh mất một thập kỷ để tái tạo tàu sân bay này từ thời Xô viết mua của Ukraine, bắt đầu hoạt động thử nghiệm chiến đấu cơ trên tàu sân bay vào cuối năm 2012. Giới chức Trung Quốc không cho biết khi nào con tàu sẽ hoàn tất giai đoạn thử nghiệm.

Hồi đầu năm, Trung Quốc khởi động việc đóng tàu sân bay thứ hai trong số 4 chiếc theo kế hoạch. Chiếc tàu này dự kiến mất 6 năm để hoàn thành và hai chiếc khác đang xếp hàng.

Rõ ràng là chính quyền hiện tại của Trung Quốc đang mạnh tay đầu tư cho quân đội mà nổi cộm nhất lúc này là hải quân, tất cả cũng chỉ để phục vụ mục đích mở rộng ảnh hưởng của họ trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực từ phía Bắc Kinh trong vài năm nay là rất lớn.

Tuệ Đồng

Vận động thêm Na Uy quan tâm công bình biển Đông

11:03 |

Ngày càng nhiều quốc gia theo dõi diễn biến tranh chấp chủ quyền tại biển Đông và bây giờ tới Na Uy cũng đã quan tâm.

Nói rằng quan chức nước mình đã vận động các thành viên quan trọng của quốc hội Na Uy quan tâm đến vấn đề biển Đông cũng không phải sai khi mới đây đại sứ Việt Nam tại Na Uy đã gặp và thông báo tình hình Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên biển Đông tới các quan chức quan trọng của Na Uy, và cố gắng này đã được đáp lời.

Để hiểu rõ hơn, blog tin tức Lưu trợ đã lưu giữ lại nội dung bài Na Uy quan tâm diễn biến Biển Đông của VnExpress vừa đăng trong hôm nay với nội dung như sau:

Một quan chức hàng đầu trong quốc hội Na Uy bày tỏ sự quan tâm đối với tình hình Biển Đông, sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Bà Lê Thị Tuyết Mai, Đại sứ Việt Nam hôm 20/6 gặp làm việc với bà Anniken Huitfeldt, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Quốc hội Na Uy, tại trụ sở quốc hội nước này.

Bà Anniken Huitfeldt, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của Quốc hội Na Uy.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, tại cuộc gặp, bà Mai thông báo với ủy ban về việc Trung Quốc từ ngày 2/5 đưa và đặt trái phép giàn khoan Hải Dương- 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặcg hộ tống gồm hà quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông. Nước này còn đem theo lực lượnng trăm tàu chấp pháp, tàu chiến, máy bay quân sự.

Đại sứ Việt Nam nêu rõ việc làm sai trái của Trung Quốc và chủ trương của Việt Nam. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc sớm rút giàn khoan và lực lượng hộ tống, cùng Việt Nam đối thoại tìm giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Trung Quốc là một thành viên, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Bắc Kinh đã ký với các nước ASEAN năm 2002 (DOC).

Tiếp đó, đại sứ Việt Nam trao thư của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội (UBĐNQH) Việt Nam Trần Văn Hằng gửi bà Huitfeldt, đề nghị bà chuyển tới các nghị sĩ Quốc hội Na Uy thông cáo của Quốc hội Việt Nam về việc làm sai trái của phía Trung Quốc.

Ông Hằng đề nghị quốc hội Na Uy cùng quốc hội các nước trên thế giới, với tinh thần công tâm, khách quan, đồng hành cùng quốc hội và nhân dân Việt Nam lên tiếng bảo vệ chính nghĩa và lẽ phải của Việt Nam, tôn trọng và bảo vệ giá trị của luật pháp quốc tế, yêu cầu Trung Quốc đình chỉ những việc làm sai phạm, rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 và lực lượng hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Bà Huitfeldt cám ơn đại sứ Mai thông báo tình hình, bày tỏ quan tâm về tình hình vụ việc và khẳng định luật pháp quốc tế phải là cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc tế hiện nay, đặc biệt là tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Bà cũng hứa sẽ chuyển đề nghị của ông Hằng tới các nghị sĩ Quốc hội Na Uy.

Trong một góc nhìn nào đó thì nước ta đang phổ cập rộng rãi đến các quốc gia trên thế giới tình hình biển Đông, cho họ thấy sự thực là thế nào để biết rõ ai sai ai đúng và từ đó các nước tiến bộ sẽ ủng hộ Việt Nam bởi ta đang đứng về bên chính nghĩa và tuân thủ luật pháp quốc tế, nên nói theo góc nhìn khác cũng có thể bảo Việt Nam đang tìm kiếm thêm sự ủng hộ của quốc tế, tất cả đều đúng và hợp lý!

Tuệ Đồng