Choáng với máy xét nghiệm sinh hóa mập mờ của bệnh viện

14:40 |

Mấy ngày nay người dân đang thấy choáng và tám với nhau về chuyện một bệnh viện lớn tại Hà Nội bấy lâu nay dùng một máy xét nghiệm sinh hóa không rõ nguồn gốc và mập mờ độ chuẩn của kết quả.

Thông tin này ban đầu được đưa lên truyền hình trong phần thời sự của VTV trung ương, theo như hôm đấy đưa tin thì Bệnh viện Đa khoa Thường Tín là đối tượng trong bản tin, thật khó có thể hình dung một khâu quan trọng như xét nghiệm sinh hóa lại dùng một thiết bị không rõ nguồn gốc và theo như blog tin tức Lưu Trợ đã biết thêm thì loại máy này mà bệnh viện Thường Tín đã dùng thuộc hàng dừng sản xuất và có trong danh mục cấm nhập khẩu từ lâu.

Cụ thể hơn có thể xem nội dung bài Bệnh viện dùng máy xét nghiệm không rõ nguồn gốc mà VnExpress đã đăng như sau:

Được cho là sử dụng máy xét nghiệm sinh hóa loại cũ, không rõ nguồn gốc, Bệnh viện Đa khoa Thường Tín vừa bị Sở Y tế Hà Nội xử phạt 30 triệu đồng.

Cùng với việc xử phạt, máy xét nghiệm sinh hóa tự động của Bệnh viện Thường Tín cũng bị tịch thu, tiêu hủy. Máy này được bệnh viện ký hợp đồng mượn một doanh nghiệp từ tháng 7/2013, mỗi ngày thực hiện khoảng hơn 120 xét nghiệm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cơ quan chức năng xác định máy không có chứng từ, nguồn gốc sản xuất và thuộc dòng máy cũ.

Chiều 28/7, đoàn thanh tra Sở Y tế Hà Nội tiếp tục kiểm tra Bệnh viện Đa khoa Thường Tín và sẽ có kết luận về vụ việc trước ngày 31/7. Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Dung, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần này Sở sẽ kiểm tra tại 5 bệnh viện tuyến huyện còn lại. Đây là những nơi sử dụng các loại máy xét nghiệm sinh hóa cũ, được cung cấp tại gói thầu số 4 năm 2010.

Chiếc máy xét nghiệm sinh hóa không có nguồn gốc rõ ràng tại Bệnh viện Thường Tín. Ảnh: Báo Tiền Phong.

Theo giám đốc Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản, đơn vị trúng gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại các bệnh viện trên, công ty cam kết toàn bộ hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đủ giấy tờ hợp lệ (hóa đơn hàng hóa, chi tiết đóng gói, chứng chỉ chất lượng, xuất xứ…).

Về một số thông tin liên quan đến máy sinh hóa tự động Model: GA 240 (hãng sản xuất của Đức, nhưng có chi tiết có gắn tem sản xuất tại Trung Quốc), công ty này cho rằng, hiện các nước công nghiệp trên thế giới đã có sự liên kết và toàn cầu hóa trong sản xuất, lắp ghép, hoàn chỉnh thiết bị. Vì thế, việc xuất hiện tem mác của nước thứ ba không ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị. Một số linh kiện được sản xuất tại nước thứ ba nhưng vẫn phải đảm bảo quy trình chất lượng của Đức.

Trước đó, Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan cùng Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài cũng bắt giữ nhiều trang thiết bị y tế được cho là quá date. Lô hàng này được dán mác hàng nhập khẩu mới 100% nhưng điều tra cho thấy các máy soi dạ dày, máy scan X-quang này (có xuất xứ từ Nhật Bản, Trung Quốc, Mexico) đều đã bị thải loại, thuộc diện cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

Không rõ lãnh đạo cũng như những người trực tiếp quản lý việc nhập và sử dụng chiếc máy xét nghiệm sinh hóa mập mờ này nghĩ gì? Do không coi trọng việc chăm sóc chẩn trị cho bệnh nhân hay còn gì lý dò nào khác?

Thanh Thái