Nữ điệp viên xinh đẹp lên video tuyển quân của Nga

21:01 |

Một phụ nữ Nga xinh đẹp từng bị Mỹ trục xuất về tội làm gián điệp vừa mới nỗi tiếng lần nữa khi lên video tuyển quân của Nga với màn hành quân và bắn súng ấn tượng.

Có lẽ vài người sẽ còn nhớ đến Anna Chapman được xem là điệp viên nổi tiếng của Nga, cô từng bị Mỹ trục xuất vì nghi ngờ làm gián điệp cho liên bang Nga, sau khi về nước cô đã rất nổi tiếng bởi vẻ đẹp và "lý lịch" ấn tượng của mình, phát triển sự nghiệp làm người dẫn truyền hình và thiết kế thời trang. Mới đây, trong một đoạn video tuyển quân quen thuộc của liên bang Nga, Anna Chapman lại xuất hiện trong hình ảnh nữ chiến binh xinh đẹp hành quân và bắn súng trường rất ấn tượng.

Tin tức này đã được VnEpxress thuật lại qua bài Cựu điệp viên Nga bắn súng trong video tuyển quân với nội dung như sau:

Anna Chapman, điệp viên nổi tiếng của Nga từng bị Mỹ trục xuất, nã đạn từ một khẩu Kalashnikov và huấn luyện với các vệ binh tinh nhuệ trong một video tuyển binh.

Anna Chapman trong video tuyên truyền của quân đội Nga. Ảnh: REN-TV

Trong bộ phim tài liệu được phát trên kênh REN-TV của Nga, Chapman, 32 tuổi, học hành quân, sử dụng các kỹ năng chiến đấu phi vũ trang và nã đạn từ một khẩu súng trường Kalashnikov. Cô tham gia cuộc huấn luyện với lữ đoàn xe tăng Kantemirovskaya số 4 tinh nhuệ, một trong những đơn vị được đánh giá cao nhất của quân đội Nga.

Hồi đầu tháng, truyền thông Ukraine đưa tin lữ đoàn trên được triển khai đến các khu vực do lực lượng ly khai kiểm soát ở đông Ukaine. Tuy nhiên, thông tin này hiện chưa được xác thực.

Theo Telegraph, bộ phim cũng phần nào cho thấy đời sống quân nhân Nga đã được cải thiện với nguồn ngân sách gia tăng dưới thời Tổng thống Putin. Bước vào căng-tin, Chapman thốt lên rằng cô gần như quên mất mình đang ở đâu và khen thức ăn ngon "như ở nhà hàng".

Chapman cũng bày tỏ niềm vui khi cô được phép trang điểm, vốn là điều cấm kỵ với các nữ binh sĩ trong quân đội Nga.

Bộ phim tài liệu trên được phát sóng lần đầu vào tháng ba, thời điểm cao trào của cuộc khủng hoảng Ukraine khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Phương Tây cáo buộc quân đội Nga tham chiến cùng phe ly khai ở đông Ukraine chống lại quân đội chính phủ, làm hơn 4.300 người thiệt mạng. Tuy nhiên, Moscow bác bỏ.

Chapman bị Mỹ buộc tội làm gián điệp cho Nga và bị trục xuất vào năm 2010. Từ khi quay lại Nga, nhờ danh tiếng của mình, Chapman trở nên giàu có trong cả hai vai trò là người dẫn chương trình truyền hình và nhà thiết kế thời trang.

Quả là chuỗi năm tháng tuyệt vời đối với một nữ điệp viên bị lộ danh tín như Anna, thất bại trong lĩnh vực tình báo lại có thể mở ra cho cô cơ hội lớn để trở nên rất nổi tiếng trên thế giới và tại nước Nga, sự nghiệp bay cao với đầy danh vọng lẫn tiền tài, chắc hẳn nhiều phụ nữ cũng muốn có cuộc sống như cô?

Tuệ Đồng

Nga rơi cảnh khó với lệnh trừng phạt kinh tế liên hoàn

15:10 |

Theo tin mới nhận được thì nước Nga sẽ gánh chịu nhiều áp khó khăn bởi bị ép trên nhiều mặt bởi lệnh trừng phạt kinh tế do nhiều nước phương Tây cũng như thân Tây áp đặt.

Đây sẽ là khó khăn lớn và bài toán nan giải dành cho ông Putin cũng như bộ máy chính quyền Nga mà ông đang lãnh đạo, nguyên nhân cũng xuất phát từ vụ máy bay MH17 bị bắn rơi trên vùng Đông Ukraine mà được cho là gây ra bởi quân nổi dậy được Nga ngấm ngầm ủng hộ, chưa có kết luận chính thức từ những cuộc điều tra toàn diện và khách quan nhưng blog tin tức Lưu Trợ thấy rằng tai nạn thảm khốc của MH17 đang trở thành cái cớ vô cùng hợp lý cho phương Tây thuận tình ép khó Nga bằng lệnh trừng phạt kinh tế.

Đưa tin cụ thể hơn về việc này, bài Nhật, Mỹ, EU thắt chặt trừng phạt kinh tế Nga của VnExpress đã viết như sau:

Phương Tây sẽ đánh vào nhiều ngành chủ chốt, còn Nhật Bản phong tỏa tài sản cá nhân, cấm cấp visa, hạn chế nhập khẩu và ngưng cấp vốn cho các dự án mới tại Nga.

Sau cuộc hội đàm hôm qua, Tổng thống Mỹ - Barrack Obama và lãnh đạo 4 nước - Anh, Đức, Pháp, Italy đã đồng ý sẽ áp thêm nhiều lệnh trừng phạt lên Nga trong tuần này, trong đó có nhiều biện pháp đánh vào các ngành kinh tế chủ chốt. Những lĩnh vực bị nhắm tới có thể là năng lượng, quân sự và tài chính. EU cũng đang cân nhắc khả năng trừng phạt các cá nhân thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Thời gian gần đây, phương Tây liên tục gây sức ép với Nga quanh vấn đề máy bay của Malaysia Airlines bị bắn rơi tại miền đông Ukraine. Mỹ cho rằng lực lượng ly khai được Nga hỗ trợ đã gây ra tai nạn này.

Nga sẽ nhận thêm nhiều lệnh trừng phạt trong tuần này từ quốc tế. Ảnh: IBTimes

"Đó là vì chúng tôi chưa thấy chuyển biến mang tính chiến lược từ ông Putin. Chúng tôi tin rằng áp dụng thêm các biện pháp này là hoàn toàn cần thiết. Đó là điều mà châu Âu và Mỹ sẽ làm trong tuần này", Tony Blinken - cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama cho biết.

Châu Âu có quan hệ mật thiết với Nga hơn Mỹ về mặt thương mại. Vì vậy, đến nay, các biện pháp trừng phạt của họ vẫn nhẹ tay hơn Washington, do lo ngại tác động tiêu cực đến chính mình. Tuy nhiên, hôm qua, người phát ngôn của Thủ tướng Anh - David Cameron đã tuyên bố hai bên đồng ý EU sẽ áp dụng "gói trừng phạt mạnh tay trên nhiều lĩnh vực càng sớm càng tốt". Các biện pháp của Mỹ cũng sẽ được thực hiện sau khi châu Âu hoàn tất động thái này, Fox cho biết.

Hôm qua, Nhật Bản cũng công bố thêm nhiều lệnh trừng phạt lên Nga quanh vấn đề Ukraine. Theo đó, nước này sẽ phong tỏa tài sản tại Nhật của các cá nhân và tổ chức ủng hộ tách Crimea ra khỏi Ukraine. Nhật Bản cũng sẽ hạn chế nhập khẩu từ Crimea, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản - Yoshihide Suga cho biết trên AP. Theo ông, các biện pháp trên được tiến hành để đồng bộ với lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Nhật Bản cũng sẽ tuân thủ theo một quyết định của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu, ngừng cấp vốn cho các dự án mới tại Nga. Các biện pháp này sẽ được áp dụng sau khi được Nội các Nhật thông qua, dự kiến vào cuối tuần. Nhật Bản sau đó sẽ công bố danh sách các cá nhân và tổ chức bị trừng phạt.

Trước đó, nước này đã áp lệnh trừng phạt tương đối hạn chế lên Nga. Theo đó, họ ngừng một số cuộc đối thoại song phương và không cấp visa cho 23 cá nhân.

Quan hệ của Nhật Bản và Nga đã không mấy tốt đẹp nhiều thập kỷ nay, sau một tranh chấp lãnh thổ khiến hai nước không thể ký một hiệp ước hòa bình sau Thế chiến II. Theo giới phân tích, Tokyo từ trước đến nay vẫn lưỡng lự trước việc tăng trừng phạt lên Nga, do lo ngại việc này có thể khiến động thái hàn gắn giữa hai bên gặp khó.

Ban đầu việc trừng phạt Nga được đoán rằng khó có thể xảy ra mạnh mẽ bởi tác động hai chiều của nó, song dường như phương Tây đã có chuẩn bị trước khi gần như đồng loạt chung với nhiều nước như Mỹ và Nhật ra lệnh trừng phạt kinh tế nặng nề lên Nga, thật bất ngờ và nhiều dấu hỏi.

Thanh Thái